Diễn tiến Nổi dậy tại Đông Đức 1953

Từ thứ 6, 12 tháng 6

Trước những cuộc náo động tại các thành phố từ ngày 12 tháng 6 tại nhiều làng xã đã có những hoạt động chống đối. Tại hơn 300 xã với ít hơn 2000 dân đã có những phản đối tự phát, trong đó lá cờ bị đốt, xã trưởng và các cán bộ SED bị tước quyền, đánh đập và trong vài trường hợp lẻ tẻ bị ném xuống hố phân. Nông dân cũng tổ chức những cuộc phản đối tại các huyện lỵ thí dụ như ở JessenMühlhausen và cũng tham dụ vào các cuộc biểu tình tại các thành phố lớn kể cả Berlin. Stasi ghi chú sau đó, „ Những dự định đảo chính của phát xít vào ngày 17 tháng 6 năm 1953 cho thấy, kẻ thù của giai cấp tập trung sức lực vào nước này“.[5]

Thứ 3, 16 tháng 6

Đại lộ Stalinallee trong tháng 51953

Vào buổi sáng ngày 16 tháng 6, 300 công nhân xây cất đã đình công ở Đông Berlin và xuống đường đi dọc theo Stalinallee, bây giờ là Karl-Marx-Allee, về hướng nhà công đòn cũng như các tòa nhà chính phủ sau khi những người cai quản họ loan báo sẽ giảm lương nếu họ không đạt được chỉ tiêu công việc. Con số người tham dự gia tăng nhanh lẹ, và họ kêu gọi một cuộc tổng đình công và phản đối cho ngày hôm sau. Đài truyền thanh Tây Berlin ở vùng Mỹ chiếm đóng tường thuật về sự kiện này và có lẽ nhờ vậy kích động cuộc nổi dậy tại những phần khác ở Đông Đức đưa đến sự tham dự của trên 1 triệu người ở 700 nơi khác nhau.[2]

Sau khi các lãnh tụ công đoàn từ chối tiếp họ, trước tòa nhà chính phủ đoàn biểu tình được loan báo là vào buổi trưa bộ chính trị đã rút lại quyết định tăng năng xuất. Tuy nhiên bây giờ những đòi hỏi của đám đông nhiều hơn là chỉ việc đó.[6]

Họ đòi hỏi chính phủ từ chức và cho bầu cử tự do. Sau đó đoàn biểu tình càng ngày càng lớn đi ngang qua trung tâm thành phố và trở về chỗ làm việc. Trên đường về qua một chiếc xe có loa tịch thu được họ đã kêu gọi tổng đình công và kêu gọi dân chúng ngày hôm sau họp lại phản đối vào lúc 7 giờ sáng tại công trường Strausberger Platz.[7]

Từ tối ngày 15 tháng 6 đài RIAS đã tường thuật chi tiết về các cuộc đình công ở Stalinallee, Đông Đức. Từ trưa ngày 16 tháng 6 đài cũng tường thuật tường tận về các cuộc biểu tình và phản đối. Đại diện cho phong trào biểu tình đã tới đài và nói chuyện trực tiếp với Egon Bahr, lúc đó là trưởng ban biên tập, để mà kêu gọi cuộc tổng đình công qua đài truyền thanh.[8] Đài RIAS tuy nhiên đã không cho những người biểu tình làm chuyện này. Vào ngày 17 tháng 6 chủ tịch liên đoàn công đoàn Đức Ernst Scharnowski qua RIAS đã kêu gọi, người Đông Đức nên tới „ công trường Strausberger ở khắp mọi nơi“. Mặc dù lối diễn tả có vẻ thận trọng qua đài truyền thanh, những bài tường thuật đã góp phần quan trọng, để thông tin về các cuộc biểu tình ở thủ đô loan truyền nhanh chóng khắp vùng Đông Đức.

Thứ 4, 17 tháng 6

Bảng tưởng niệm cho các công nhân luyện thép Hennigsdorf tại Berliner Straße 71, ở Berlin-TegelXe tăng Liên Xô T-34/85- tại Schützenstraße ở Berlin

Vào buổi sáng 17 tháng 6 cả khắp Đông Đức xảy ra những sự kiện, mà sau này được gọi là Cuộc nổi dậy 17 tháng 6 đi vào sử sách. Những công nhân nhất là tại các hãng xưởng lớn đã bắt đầu đình công ngay từ ca sáng và lập thành những đoàn biểu tình đi tới những trung tâm của các thành phố lớn. Trong những ngày nổi dậy báo chí phương Tây và ngay cả những người biểu tình chưa nghĩ tới là nó đã lan rộng cả nước. Đài RIAS chỉ tường thuật những gì xảy ra ở Berlin. Trên thực tế có đến 500 đô thị ở Đông Đức mà đã đình công, biểu dương lực lượng hoặc bạo động chống lại những viên chức nhà nước hay những cơ sở công cộng.

Những người nổi dậy đã chiếm đóng 11 tòa nhà của hội đồng huyện, 14 nhà thị trưởng, 7 căn nhà của huyện-, tỉnh ủy của đảng SED. Ngoài ra họ cũng đã tràn vào 9 nhà tù và 2 tòa nhà của Stasi cũng như 8 trụ sở cảnh sát, 4 văn phòng cảnh sát huyện và một cơ quan cảnh sát cấp tỉnh. Nhiều tòa nhà khác cũng bị bao vây nhưng không chiếm đóng được.

Trọng điểm của cuộc nổi dậy nằm ở Berlin và các vùng kỹ nghệ truyền thống, như vùng "hóa học tam giác" chung quanh Halle, cũng như tại thủ phủ các tỉnh như Magdeburg, LeipzigDresden. Con số người tham dự không thể tính cho chính sác được, con số di chuyển giữa 400.000 và 1,5 triệu người. Các loại phản đối khác nhau xảy ra rất bất ngờ, không hoạch định trước. Không có những kế hoạch cho ngày hôm sau, cũng như không có những người lãnh đạo thực sự, để mà điều khiển các hoạt động chung giữa các vùng. Ngoài việc đình công và biểu tình, những người nổi dậy đã chiếm đóng 11 tòa nhà của hội đồng huyện, 14 nhà thị trưởng, 7 căn nhà của huyện-, tỉnh ủy của đảng SED. Ngoài ra họ cũng đã tràn vào 9 nhà tù và 2 tòa nhà của Stasi cũng như 8 trụ sở cảnh sát, 4 văn phòng cảnh sát huyện và một cơ quan cảnh sát cấp tỉnh. Nhiều tòa nhà khác cũng bị bao vây nhưng không chiếm đóng được. ở Gera người dân xâm nhập vào nhà tù để điều tra của Stasi và giải phóng tù nhân ở đó. Có khoảng 20.000 người biểu tình tại trung tâm thành phố với sự hỗ trợ của những công nhân hầm mỏ ở khu vực Wismut.[9] Ở Berlin xảy ra những vụ đốt nhà, làm náo động dư luận nhất là vụ cháy tòa nhà mua sắm kiểu mẫu Columbushaus và quán ăn của nó Haus Vaterland tại Potsdamer Platz ở Berlin. Chỉ riêng tại Berlin có 46 cảnh sát bị thương, trong đó 14 người bị thương nặng, đa số những người biểu tình là công nhân.

Cảnh sát không thể kiểm soát nổi cuộc nổi dậy, một số lại đi theo những người biểu tình. Riêng tại Đông Berlin có những cuộc đụng độ đổ máu giữa người biểu tình và cảnh sát. Ở Rathenow Những kẻ nổi dậy nóng giận đã giết chết một người dọ thám cho Stasi, Wilhelm Hagedorn, ở Niesky, các nhân viên của Stasi bị nhốt vào chuồng chó và ở Magdeburg những người biểu tình đã bắt một nữ cảnh sát phải ăn mặc hở hang dẫn đầu đoàn.

Tại huyện Görlitz và Niesky trong một vài tiếng chế độ SED bị lật đổ. Phong trào phản đối ở 2 huyện này đã nổi dậy tước quyền của chính phủ địa phương. Görlitz là một thành phố ở biên giới, có một số đông những người tản cư. So với diện tích nó rất đông người ở, ở Đông Đức chỉ sau Berlin và Leipzig, và có số thất nghiệp cao và khó khăn về nhà cửa. Những người lãnh đạo mà không lớn lên ở vùng này từ 1952 đã cho tịch thu tài sản một cách quá khích, làm giảm rất nhiều số người làm việc tự do. Từ tháng 10 năm 1952 con số người di cư sang Tây Đức cũng tăng lên rất cao.

Trong khi đó chính quyền Đông Đức đã chạy tới Berlin-Karlshorst để được bảo vệ bởi quân đội Liên Xô.

Đập tan cuộc nổi dậy và ban hành thiết quân luật

Lệnh thiết quân luật tại Eisenach

Quân đội chiếm đóng Liên Xô đã ban lệnh thiết quân luật cho 167 huyện trong số 217 huyện của DDR. Vào khoảng 13  giờ trung tướng Pjotr Dibrowa, quân trưởng khu vực chiếm đóng tại Đông Berlin đã ra lệnh thiết quân luật, mà mãi tới ngày 11 tháng 7 năm 1953 mới được bãi bỏ. Với luật này, Liên Xô chính thức nắm quyền ở DDR. Từ 10  giờ sáng ở Berlin, vào khoảng trưa hay chiều tại những vùng khác ở Đông Đức, quân đội đã được cho xuống đường. Tổng cộng có 16 sư đoàn Liên Xô với khoảng 20.000 binh lính cùng với 8.000 lính của quân đội tạm thời Đông Đức tham dự.

Tại Berlin, những cuộc đụng độ chính xảy ra dọc theo Unter den Linden (giữa Brandenburger TorMarx-Engels-Platz), nơi quân đội Liên Xô và cảnh sát nhân dân nổ súng,[10] và chung quanh Potsdamer Platz, nơi nhiều người bị giết chết bởi cảnh sát nhân dân.[11] Hiện vẫn chưa rõ bao nhiêu người đã chết trong cuộc nổi dậy hay bị hành quyết sau đó. Con số nạn nhân được biết đến là 55;[12] những người khác ước tính cho con số nạn nhân ít nhất là 125.[13]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Nổi dậy tại Đông Đức 1953 http://www.17juni1953.com/aufstand.html http://www.handelsblatt.com/politik/deutschland/ex... http://www.nytimes.com/2013/06/18/world/europe/ger... http://www.17juni53.de/chronik/530617/53-06-17_pdv... http://www.17juni53.de/tote/index.html http://www.17juni53.de/tote/recherche.html http://www.bstu.bund.de/DE/Wissen/Publikationen/Pu... http://www.ib.hu-berlin.de/~pbruhn/juniaugb.htm http://www.mdr.de/thueringen-journal/732106.html#a... http://www.rfa.org/vietnamese/features/108972-2003...